Lần truy cập trước của bạn:
CÓ GÌ HOT?

Các bạn nhớ cập nhật đủ thông tin cá nhân các bạn nhé!!!

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  1. binkool
    • SMOD

    binkool
    SMOD
    Birthday Birthday : 26/12/1994
    Đến từ : 12A iu dấu
    Tổng số bài gửi : 454
    Tiền Tiền : 5250
    Join date : 19/09/2011
    Age : 29

    1
    mí anh í? viết văn hay cực nhé!!!!!!!!!!!!!11 Empty mí anh í? viết văn hay cực nhé!!!!!!!!!!!!!11 Tue Sep 20, 2011 5:36 pm

    Mười
    lăm năm đã thoáng qua như một hơi thở. Mới chớp mắt mà hội bút đã tan
    tác mỗi người một ngả”. Nhà văn Trang Hạ đã viết về Hội bút Hương Đầu
    Mùa như thế. Hội bút từng “vang bóng một thời” ngày ấy, giờ chỉ còn
    trong ký ức…







    Nhân Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, trang báo Thể Thao & Văn Hóa giới
    thiệu bài viết của nhà văn Đặng Thiều Quang (Đactanhang), một gương mặt
    nổi bật của Hội bút và hiện giờ vẫn đăm đắm trên con đường văn
    nghiệp...



    Thời hoàng kim



    Ngày xưa, biển chưa có sóng như bây giờ.



    Và ngày xưa, học trò chưa có Internet để xài như bây giờ.



    Đúng lúc ngày xưa ấy, chưa lâu lắm đâu, mới quãng năm 1992, báo Hoa học trò (HHT)
    ra đời. Phải nói thêm rằng quãng thời gian đó là thời kỳ đầu đổi mới
    sau những năm dài bao cấp, thậm chí lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam
    còn chưa được gỡ bỏ, đời sống tinh thần hồi đó của cả xã hội nói chung
    còn rất nghèo nàn lạc hậu. Vì thế báo HHT hầu như là “món ăn” duy nhất được dọn ra, dành riêng cho tuổi mới lớn “háu đói”.



    Miền Bắc có báo HHT, Tuổi xanh, và nhóm bút Hương Đầu Mùa. Còn miền Nam có tờ Mực tím Áo trắng, với nhóm bút Vòm Me Xanh. Có thể nói, đó là thời hoàng kim của các tờ báo dành cho tuổi học trò.



    mí anh í? viết văn hay cực nhé!!!!!!!!!!!!!11 Huong-dau-mua





    Thế hệ Hương Đầu Mùa một thời


    Các
    bút nhóm này hầu hết là HSSV chập chững viết văn. Những cây bút non trẻ
    chủ yếu viết về những tâm tình tuổi mới lớn của chính mình, cái tuổi
    nổi loạn tập tành làm người lớn này thì nhiều tâm tình lắm, lại cũng lắm
    lãng mạn, bồng bột, nông nổi và hồn nhiên...



    Những người chủ chốt trong ban biên tập (BBT) báo HHT lúc bấy giờ có bác Nguyễn Như Mai (mọi người hay đùa là Mãi Y Nguyên) và anh Chánh Văn (anh Đoàn Công Huynh, nay là TBT báo Tiền phong).
    Đây là những người làm báo nhanh nhạy, đã nắm bắt được nhu cầu của một
    lượng độc giả khổng lồ, cũng như một số lượng hùng hậu những cây bút
    nghiệp dư đóng góp bài vở không bao giờ cạn... Có thể nói báo HHT
    ngày ấy chính là mô hình thu nhỏ trang tin của các trang mạng xã hội
    bây giờ trên Internet do chính độc giả, các blogger cung cấp tin, viết
    bài... Chính vì nó phục vụ HS-SV, và do HS-SV viết, nên nội dung của nó
    đương nhiên luôn gần gũi với độc giả, được tuyệt đại đa số yêu thích.
    Một điều không thể không nhắc đến, đội ngũ BBT và phóng viên HHT hồi đó cũng quy tụ rất nhiều “ngôi sao” như nhà báo Lưu Quang Định, Việt Văn, phóng viên ảnh Hoài Linh...



    Những vụ mùa ngát hương thơm



    Thế
    hệ đầu tiên của bút nhóm Hương Đầu Mùa gồm có tôi (Đactanhang), Trang
    Hạ, Phương Mai, Nguyễn Vĩnh Tiến (Tiểu Tuyền Thư), Bình Nguyên Trang,
    Khánh Hạ, Cỏ Mật, Ngô Thị Phú Bình (Tháng Giêng), Lê Thị Thu Thuỷ, Đương
    Huyền Phương, Hoàng Liên Sơn, Đường Hải Yến, Hoàng Long, Phong Điệp,
    Diệu Linh, Đinh Thu Hiền, Nguyễn Thị Châu Giang, Phan Hồn Nhiên, Hải
    Miên, Dương Thụy... Sau này có thêm rất nhiều cây bút khác nữa như Chu
    Minh Vũ, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Trung Kiên, Dương Bình Nguyên, Đỗ Hoàng
    Ngọc Anh, Đông Nghi (Kon Tum), Đặng Nguyễn Đông Vy, Trọng Phước, Trịnh
    Võ Trung Nghĩa...



    Trang
    Hạ hồi đó là cây bút nữ đi đầu, với lối văn “hồng tím” đặc trưng học
    trò, rất ướt át, ảnh hưởng lớn đến rất nhiều độc giả các cây bút khác.
    Thật khó mà hình dung một Trang Hạ sắc sảo đốp chát và thẳng thừng bây
    giờ, lại đã từng có thời chập chững văn vẻ sến rơi rụng hồng tím như
    thế.



    Nhưng
    liệu có ai mà không trải qua cửa ải đầu tiên vụng dại trên con đường
    văn nghiệp? Bây giờ chính tôi cũng không dám đọc lại những mẩu truyện
    ngắn, truyện vui mà mình đã viết hồi những năm 1992-1993. Tuổi trẻ mà,
    hãy tha thứ cho tuổi trẻ, vì nó đẹp và ngây thơ!



    Nếu
    ngày đó, những thứ “ngớ ngẩn” chúng tôi viết mà không được đăng báo,
    hẳn là giờ này cuộc đời chúng tôi đã rất khác. Chí ít, điều đó đặc biệt
    đúng với riêng bản thân tôi. Nếu không có những sự khích lệ “chết người”
    từ BBT báo HHT, bằng cách cho đăng cái truyện cười ngắn ngủn chừng 300 chữ nhan đề Vâng! Anh thơm!
    - một truyện hài khá nhạt về một anh chàng sinh viên ở bẩn, nếu BBT
    không cho đăng truyện đó, có lẽ giờ này tôi đang an phận là một viên
    chức công sở, chẳng liên quan quái gì đến văn chương hết...



    Thế
    nhưng, chẳng biết may mắn hay đáng buồn, họ đã đăng truyện của tôi, hết
    truyện này đến truyện khác, và cái bút danh Đactanhăng (D’ Artagnan)
    dần trở thành một “thương hiệu” quen thuộc, được độc giả yêu mến. Viết
    truyện ngắn quen tay, rồi sang truyện dài, tiểu thuyết, ngày càng ham
    đọc, ham viết, thế là đã yêu văn chương quá mất rồi, thế là đã vướng vào
    văn nghiệp, lún sâu quá mất rồi!



    Văn chương - Thế giới của ảo giác



    Từ
    khi nào chẳng rõ, một số trong những người trẻ tuổi viết lách chập
    chững rụt rè ngày nào bỗng dưng biến thành những con người liều lĩnh
    mang trong mình thứ niềm tin vào văn chương, thứ niềm tin mà đa số những
    kẻ khác trên đời sẽ cười nhạo. Thế nhưng có sao đâu, văn chương là thế
    đấy, nó như một thứ bùa mê, thuốc độc, hoặc nó như một phép màu mà các
    văn sĩ của chúng ta, đâu đó sâu trong vô thức, ngày đêm vẫn một lòng tin
    rằng vào một ngày đẹp trời nọ họ sẽ thực hiện được, như một thí nghiệm
    vĩ đại thành công. Thứ họ tạo ra từ thí nghiệm này có thể là bùa mê
    khiến cả thế giới mê mệt say đắm, như chính họ đã say mê văn chương vậy.
    Còn nếu thứ đó là thuốc độc hay phép màu, tất nhiên, nó sẽ đầu độc và
    thay đổi cả thế giới này. Hóa ra các nhà văn, về sâu xa, bản chất đều là
    những kẻ rất tham vọng, đam mê quyền lực (sức ảnh hưởng), thích chinh
    phục, thống trị. Dễ hiểu tại sao họ lại có thứ niềm tin vào văn chương
    đến vậy, vì văn chương hứa hẹn đem lại cho họ một thế giới như họ muốn,
    những ảo tưởng, giống như ma túy vậy, gây ra ảo giác, gây nghiện, suốt
    đời...



    Năm 2008, nhân dịp một số cây bút gặp mặt sau 15 năm (Hội bút Hương Đầu Mùa được thành lập vào ngày 15/5/1993 tại tòa soạn báo HHT - số 5 Hòa Mã, Hà Nội), Trang Hạ có viết trong blog một đoạn khá hay, xin trích dẫn lại đây thay cho lời kết:



    “Mười
    lăm năm đã thoáng qua như một hơi thở. Mới chớp mắt mà hội bút đã tan
    tác mỗi người một ngả. Người thành nhà văn, người thất nghiệp, người lấy
    chồng ở nhà chỉ bắc bếp nấu cơm, thành chồng thành cha, thành vợ thành
    mẹ, có người độc thân, có người triệu phú, họa sĩ, nhạc sĩ. Có người
    viết sách nhiều, có người biến mất trên văn đàn, cũng có người áo cơm
    không đùa với khách thơ...



    Chúng
    tôi lớn lên cạnh nhau, sùng bái nhau và từ chối nhau. Những cây bút
    Hương Đầu Mùa ngày ấy có một cơn bệnh chung là dễ dàng chia đôi thế
    giới, vừa hâm mộ bạn bè mình vừa phủ định bạn bè mình. Nhưng chúng tôi
    đã làm nên một ký ức rất sâu sắc và gây nên một làn sóng hướng về phía
    cái đẹp, cái thuần khiết lắng đọng, cái phía nâng niu cuộc sống say mê
    cuộc sống và cả chất chồng khủng hoảng của những tuổi mới lớn thời đó,
    qua văn chương”.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
skin Blog Công nghệ
Rip By : Người vô hình